1. Tôn trọng sự khác biệt
Mặc dù là mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi tất cả các thành viên đều có tính cách như nhau, nhưng điều đó tạo nên một môi trường không mấy thú vị. Những giao tiếp trong nhóm sẽ sôi nổi hơn, thú vị hơn khi mỗi thành viên là một cá tính, đặc điểm riêng biệt. Vậy nên, hãy tôn trọng sự khác biệt này, và thể hiện cho từng thành viên trong nhóm của bạn thấy rằng đây là một cơ hội để họ phối hợp với nhau.

Từng thành viên sẽ có khuynh hướng tách biệt với các đồng nghiệp khác tính cách và tụ họp với những thành viên khác tương tự như mình. Nếu người lãnh đạo của nhóm cho phép điều này xảy ra, rõ ràng là nội bộ nhóm sẽ chia nhỏ và tạo nên sự tách biệt giữa người “bên trong” và “bên ngoài” là cho việc giao tiếp bị ngắt quãng.
3. Tạo những “cây cầu” không phải là “bức tường”
Người trưởng nhóm phải đóng vai trò là người kết nối các thành viên có tính cách khác biệt lại với nhau. Quan trọng là tìm cách giúp các thành viên gia nhập vào nhóm, hiểu nhau hơn và phá bỏ những rào cản không cần thiết trong công việc.
4. Kiểm soát kết quả, không phải công việc
Điều cuối cùng, quan trọng nhất chính là sự đóng góp của từng thành viên vào mục tiêu và tầm nhìn của đội nhóm. Những trưởng nhóm thành công chính là người biết cách hài hòa từng thành viên trong nhóm với những cá tính khác nhau và tập trung vào kết quả cả nhóm đạt được hơn là áp đặt một phương cách nào đó cho mọi người. Điều này giúp cho mỗi thành viên thể hiện cá tính riêng của mình qua công việc và đóng góp hiệu quả cho nỗ lực của cả nhóm.
Nguồn: Internet